Thị trường thép tháng 8: Nhu cầu thép dự kiến sẽ giảm chậm để cân bằng với mức giá tăng cao

Nhu cầu thép được dự báo giảm và cuối cùng sẽ tự cân bằng cho sự gia tăng bất thường của giá cả. Tuy nhiên, đây sẽ là một mức điều chỉnh chậm thay vì giảm mạnh.

 

Theo số liệu của Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia là 161,6 triệu tấn vào tháng 7, tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 7 tháng đầu năm 2021, sản xuất thép thô đạt 1165,3 triệu tấn, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2020.

[Báo cáo] Thị trường thép tháng 8: Nhu cầu thép dự báo giảm chậm - Ảnh 1.

 

 

Sản lượng thép thô thế giới đến tháng 7/2021 (Nguồn: World Steel)

Trong đó, Trung Quốc – nước sản xuất thép lớn nhất thế giới, ghi nhận giảm nhẹ về sản lượng trong tháng 7, đạt 88,6 triệu tấn, tăng 8,4% so với tháng 7/2020. Các nước có sản lượng thép thô lớn khác phải kể đến như Ấn Độ, Nhật Bản, Mỹ, Nga, Hàn Quốc,…

Về giá thép, cuộn cán nóng trên thị trường kỳ hạn tại Mỹ đã đạt mức cao kỷ lục trong những phiên giao dịch gần đây trong bối cảnh các nhà máy sản xuất thép tại nước này tăng giá chào bán đối với các lô hàng giao ngay lên mức trên 2.000 USD/tấn.

Tại thị trường Việt Nam, tình hình sản xuất và bán hàng thép thành phẩm các loại của các thành viên Hiệp hội thép Việt Nam (VSA) đều giảm. Cụ thể, sản xuất thép thành phẩm đạt 2,35 triệu, giảm 1,9% so với tháng 7/2021, tương đương với mức sản lượng cùng kỳ năm 2020; Bán hàng thép các loại đạt 1,9 triệu tấn, giảm lần lượt 9,4% so với tháng trước, và giảm 8% so với tháng 8/2020.

Tính chung 8 tháng đầu năm 2021, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép vẫn tăng khá do kế thừa được kết quả kinh doanh tốt của những tháng đầu năm 2021, lần lượt đạt 29,2% và 25,1%.

Đánh giá về triển vọng nhóm thép mới đây, Chứng khoán VCSC cho rằng dù giá thép cao mang lại lợi ích đáng kể cho các nhà sản xuất thép trong ngắn hạn, nhưng đồng thời tạo ra áp lực kinh tế đối với nhiều ngành công nghiệp hạ nguồn. Có thể kể đến như ngành xây dựng, chế tạo máy móc và bất động sản cùng một số ngành khác cũng như các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng của các Chính phủ trên toàn cầu.

Tình hình này sẽ dẫn đến nhu cầu thép giảm và cuối cùng sẽ tự cân bằng cho sự gia tăng bất thường của giá cả. Tuy nhiên, đây sẽ là một mức điều chỉnh chậm thay vì giảm mạnh. Bên cạnh đó, chi phí nguyên vật liệu thô cao hơn sẽ khiến biên lợi nhuận gộp của các công ty thép đảo chiều trong nửa cuối năm 2021.

rong khi đó, VSA dự báo bán hàng thép xây dựng tháng 9 sẽ có triển vọng hơn nhờ một số tỉnh thành sẽ nới lỏng giãn cách sau khi kiểm soát được dịch bệnh COVID-19, từng bước ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh trong tình hình mới.

Nguồn tin: Vietnambiz