Theo báo cáo thường niên của tổ chức Giám sát Năng lượng Toàn cầu (Global Energy Monitor – GEM), ngành Công nghiệp sắt thép toàn cầu trong năm 2023 đã đạt được những bước tiến lớn hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0.
Các dự án sản xuất thép bằng lò hồ quang điện đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu (Ảnh minh họa). |
Một trong những lý do cho sự thành công này là nhiều hoạt động sản xuất thép bằng lò hồ quang điện (EAF) có lượng phát thải thấp hơn được đưa vào hoạt động và đi vào quy trình phát triển hơn bao giờ hết.
Theo đó, sản xuất thép bằng công nghệ EAF chiếm 49% tổng công suất được công bố hoặc đang được xây dựng, tăng so với mức 43% vào năm 2023 và 33% vào năm 2022.
Báo cáo của tổ chức GEM cho thấy có 2 xu hướng hỗ trợ cho sự thay đổi này. Thứ nhất, gần như toàn bộ công suất sản xuất thép mới được công bố đều đi theo lộ trình sản xuất EAF (93%). Điều này cho thấy hoạt động sản xuất thép lò hồ quang điện sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới.
Thứ hai, công suất theo kế hoạch và việc cho ngừng hoạt động của các nhà máy cho thấy sự chuyển đổi khỏi sản xuất thép sử dụng than đá. Cụ thể, các dự án thép toàn cầu sẽ tính thêm 171 triệu tấn mỗi năm (mtpa) công suất lò oxy cơ bản (BOF), 310 mtpa công suất EAF và 80 mtpa công suất với công nghệ chưa được xác định.
Nếu những kế hoạch phát triển và cho ngừng hoạt động này có hiệu lực, công suất thép đang hoạt động trên toàn cầu sẽ nằm ngay dưới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho năm 2030.
Hiện nay, IEA đã kêu gọi đạt mốc 37% EAF vào năm 2030. Đây là lần đầu tiên kể từ khi ra mắt công cụ theo dõi nhà máy thép toàn cầu, cột mốc này hoàn toàn có thể đạt được.
Các dự án lò oxy cơ bản BOF vẫn chiếm tỷ lệ lớn (Ảnh minh họa). |
Tuy nhiên, báo cáo của GEM cũng cảnh báo rằng, mặc dù hoạt động sản xuất thép EAF đang có tốc độ kỷ lục, nhưng chỉ có chưa đến 14% công suất tiềm năng này đã chuyển sang giai đoạn xây dựng. Trong số tất cả các dự án đã thực sự bắt đầu xây dựng, gần 46% vẫn là các dự án lò oxy cơ bản BOF thải ra nhiều khí thải.
Tổ chức GEM đánh giá, việc xây dựng lượng lớn công suất sử dụng than mới này ngày càng không phù hợp với tương lai phát thải ròng bằng 0 và gây ra mối đe dọa đáng kể về việc tài sản bị mắc kẹt và khóa carbon.
Ở cấp độ quốc gia, Trung Quốc duy trì thị phần khổng lồ về công suất đang vận hành toàn cầu. Tuy nhiên, Ấn Độ đã vươn lên dẫn đầu với tư cách là nhà phát triển lớn nhất của tất cả các nhà máy sắt thép sắp ra mắt, đặc biệt là sản xuất thép sử dụng than đá.
Giám đốc Chương trình Công nghiệp nặng tại GEM Caitlin Swalec cho biết: “Tiến trình này hứa hẹn mang đến một quá trình chuyển đổi thép xanh. Chưa bao giờ hoạt động sản xuất thép có lượng khí thải thấp hơn nhiều như vậy lại được triển khai.
Tuy nhiên, việc xây dựng công suất sử dụng than đá cũng là vấn đề đáng lo ngại. Điều mà ngành Công nghiệp sản xuất thép cần bây giờ là biến những kế hoạch phát triển sạch này thành hiện thực, đồng thời tránh xa việc phát triển sử dụng than đá”.
Nguồn tin: Xây dựng