Trước đó, nhận định về triển vọng ngành thép năm 2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hoà Phát tóm gọn bằng hai chữ khó khăn.
Ngày 19/5, các thương hiệu thép lớn lại đồng loạt điều chỉnh giảm giá thép xây dựng. Theo đó, mỗi tấn thép sẽ rẻ hơn 300-500 nghìn đồng. Đây là đợt giảm thứ ba liên tiếp kể từ đầu tháng 6. Như vậy, trong vòng hơn 5 tuần, giá thép ghi nhận lần hạ thứ 6 với tổng mức giảm đến hơn 2,5 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu và loại thép. Hiện giá thép dao động 16,3-17,5 triệu đồng/tấn.
Giảm mạnh nhất là thương hiệu thép Mỹ. Cụ thể, thép cuộn CB240, giảm 710.000 đồng/tấn, xuống mức 16,3 triệu đồng/tấn, thép thanh vằn D10 CB300 giảm 720.000 đồng/tấn, còn khoảng 16,5 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 410.000 – 510.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tùy từng miền, xuống còn 16,6 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.
Thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn với dòng sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, còn 16,5 triệu đồng/tấn và 17 triệu đồng/tấn.
Thép miền Nam cũng giảm 410.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240, xuống mức 16,9 triệu đồng/tấn và giảm 300.000 đồng/tấn với thép thanh vằn D10 CB300, còn gần 17,5 triệu đồng/tấn.
Theo Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), việc giá nguyên vật liệu giảm liên tục từ cuối tháng 3 đến nay khiến thị trường chững lại. Giá quặng sắt liên tục hạ nhiệt thời gian qua.
Một nguyên nhân khác là các nhà phân phối đang tìm cách giảm lượng hàng tồn kho nên lượng hàng xuất xưởng của các nhà máy giảm nhiều so với bình thường.
Tính đến hết tháng 4, tồn kho thép xây dựng tại các nhà máy khoảng 900.000 tấn, cao gần gấp đôi với cùng kỳ năm ngoái.
Trong khi tiêu thụ trong nước yếu thì xuất khẩu thép xây dựng trong tháng 4 cũng giảm mạnh tới 44% so với trước.
Nhận định về triển vọng ngành thép năm 2022, ông Trần Đình Long, Chủ tịch CTCP Tập đoàn Hoà Phát tóm gọn bằng hai chữ khó khăn.
Theo ông Long, ngành thép không còn thuận lợi như những năm trước do nhu cầu giảm trong khi nguồn cung không đổi. Điều này sẽ gây áp lực lên giá thép từ nay đến cuối năm.
Mặt khác, chính sách Zero Covid khiến nhu cầu thép của Trung Quốc giảm mạnh trong khi đây lại là thị trường tiêu thụ thép lớn nhất thế giới. Việc Trung Quốc phong toả khiến tổng cầu trên thế giới cũng suy giảm.
Ngoài ra, chi phí đầu vào tăng càng khiến lợi nhuận của các doanh nghiệp thép bị co hẹp.
Nguồn tin: 24h