GIÁ QUẶNG SẮT GIẢM DO NHU CẦU NGẮN HẠN YẾU, HÀNG TỒN KHO Ở CẢNG CAO

Giá quặng sắt kỳ hạn giảm vào thứ Sáu(5/1), do nhu cầu ngắn hạn ảm đạm và lượng tồn kho bên cảng tại Trung Quốc tăng cao hơn dự kiến làm suy yếu tâm lý nhà đầu tư và làm giảm nhu cầu mua nguyên liệu sản xuất thép chính.

Giá quặng sắt giao tháng 5 được giao dịch nhiều nhất trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên của Trung Quốc đã giảm 1,53% xuống 998,5 CNY (tương đương 139,33 USD)/tấn.

Giá quặng sắt chuẩn giao tháng 2 trên Sàn giao dịch Singapore giảm 2,4% xuống 137,75 USD/tấn.

Chu Xinli, nhà phân tích tại China Futures có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết, đó là sự điều chỉnh đi xuống bình thường sau khi tâm lý hạ nhiệt khi thị trường tiếp nhận tin tức về PSL.

Ngân hàng trung ương Trung Quốc đã cho các ngân hàng chính sách vay 350 tỷ CNY thông qua cơ chế cho vay bổ sung (PSL) đã cam kết vào tháng 12, được cho là sẽ hỗ trợ nhu cầu quặng và thép.

Áp lực về giá cũng khiến nhu cầu quặng giảm, được phản ánh bởi sản lượng kim loại nóng giảm liên tục, hiện thấp hơn mức một năm trước.

Dữ liệu từ công ty tư vấn Mysteel cho thấy, sản lượng kim loại nóng trung bình hàng ngày giữa các nhà máy được khảo sát đã giảm 1,4% trong phiên thứ 10 liên tiếp trong tuần xuống còn 2,18 triệu tấn tính đến ngày (5/1), giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Pei Hao, nhà phân tích tại Thượng Hải, cho biết. giá quặng tương đối cao đã khiến một số nhà máy phải thận trọng trong thời điểm hiện tại, ít quan tâm đến việc đặt hàng ngay bây giờ với kỳ vọng giá sẽ giảm vào cuối tháng 1 và tháng 2, Trong khi đó, tồn kho quặng sắt bên cảng tăng 2,1% trong tuần lên 122,45 triệu tấn, tính đến ngày 5/1, cao nhất kể từ tháng 8/2023, theo dữ liệu của Mysteel.

Giá các nguyên liệu sản xuất thép khác cũng suy yếu, với giá than cốc và than luyện cốc trên DCE giảm lần lượt 2,7% và 2,15%.

Giá thép chuẩn trên Sàn giao dịch tương lai Thượng Hải cũng thấp hơn. Thép cây SRBcv1 giảm 0,77%, thép cuộn cán nóng SHHCcv1 giảm 0,87%, thép dây SWRcv1 giảm 0,85% và thép không gỉ SHSScv1 giảm 1,98%.

Nguồn tin: Vinanet