Doanh nghiệp thép chuẩn bị đón tương lại u ám của thị trường xuất khẩu

Chỉ thị 16+ đang được áp dụng ở miền Nam, nơi chiếm 34% sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, khiến cho các hoạt động xây dựng đều bị tạm dừng. Dù xuất khẩu thép đang bù đắp cho sự sụt giảm này, nhưng về lâu dài doanh nghiệp thép sẽ đối mặt với nhiều thách thức.

 

Xuất khẩu thép đang cứu doanh nghiệp, nhưng sẽ hết cửa hy vọng từ năm 2023.

 

Xuất khẩu đang “cứu” nội địa

Do diễn biến dịch phức tạp, các biện pháp phòng dịch tiếp tục kéo dài, khiến tiêu thụ thép xây dựng và ống thép vẫn ở mức thấp. Theo thống kê, tiêu thụ thép xây dựng đã giảm 10% trong tháng 7, đạt khoảng 770.000 tấn. Tiêu thụ ống thép thậm chí còn giảm mạnh đến 41%, chỉ còn hơn 143.500 tấn.

Với mặt hàng tôn mạ, các biện pháp kiểm soát dịch ở TPHCM và nhiều tỉnh miền Nam đã ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu tiêu thụ trong nước, khi sản lượng tiêu thụ giảm đến 35% trong tháng 7, xuống còn 127.700 tấn. Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu tăng 6% so với tháng 6, đạt 300.000 tấn.

Trong tháng, các công ty tôn mạ hàng đều đầu ghi nhận sản lượng xuất khẩu tăng mạnh, bù đắp phần nào cho sự sụt giảm sản lượng nội địa. Đơn cử là CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HSG) đã bán 158.000 tấn tôn mạ trong tháng 7 và xấp xỉ mức 155.000 tấn trong tháng 6. Trong đó, sản lượng xuất khẩu tăng từ 102.000 tấn trong tháng 6 lên 123.000 tấn trong tháng 7.

Tương tự, sản lượng xuất khẩu của CTCP Thép Nam Kim (NKG) đạt 62.000 tấn trong tháng 7, ổn định so với mức 63.500 tấn trong tháng 6. Tuy nhiên, sản lượng tiêu thụ nội địa của NKG đã giảm gần 50%, từ 26.000 tấn trong tháng 6 xuống còn 13.500 tấn trong tháng 7. 

Theo nhận định của CTCK Rồng Việt (VDSC), sản lượng xuất khẩu tôn mạ sang châu Âu sẽ ổn định ở mức cao cho đến cuối năm 2022, nhờ chính sách thương mại thuận lợi và nhu cầu ngày càng tăng.

Thứ nhất, Việt Nam có lợi thế hơn so với Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc và Ấn Độ nhờ các chính sách thương mại. Ngược lại, Hàn Quốc và Ấn Độ, các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam, bị áp đặt hạn ngạch 170.000 tấn/năm và 210.000 tấn/năm.

Trong tháng 7, xuất khẩu thép các loại của Việt Nam đạt 658.207 tấn, tăng 5,96% so với tháng trước, và tăng 55% so với cùng kỳ tháng 7-2020.
Tính chung 7 tháng, ngành thép trong nước đã sản xuất 18.325.583 tấn thép sản phẩm các loại, tăng 33,5% so với cùng kỳ 2020. Trong đó, lượng thép xuất khẩu thép tăng đến 78,9% so với 7 tháng năm 2020, đạt 4.078.19 tấn.

Trong khi đó, tôn mạ Thổ Nhĩ Kỳ mất lợi thế cạnh tranh khi phải chịu mức thuế chống bán phá giá 4,7-7,3% lên thép cán nóng kể từ tháng 4. Hạn ngạch nhập khẩu tôn mạ kim loại (4A) của EU dành cho Việt Nam và các nước khác là khoảng 2 triệu tấn/năm trong 3 năm tới.

Cũng trong nửa đầu năm 2021, Việt Nam đã xuất khẩu khoảng 300.000 tấn tôn mạ kim loại, chủ yếu là tôn mạ kẽm. Do đó, vẫn còn dư địa tăng trưởng cho các nhà sản xuất tôn mạ của Việt Nam.

Về nhu cầu, tiêu thụ thép của EU được Hiệp hội Thép thế giới (WSA) dự báo sẽ tăng 10,2% trong năm 2021 và 4,8% vào năm 2022 nhờ nhu cầu phục hồi sau đại dịch.

Tương lai u ám khi xuất khẩu sẽ giảm mạnh từ năm 2023

Lợi nhuận của doanh nghiệp thép sẽ giảm từ quý III  ảnh 1Thị trường xuất khẩu của thép Việt Nam. Nguồn: VSA
 Tuy nhiên, trong giai đoạn 2021-2022, giá điện và carbon cao sẽ khiến chi phí sản xuất thép ở châu Âu cao hơn ít nhất 135-155 USD/tấn so với Việt Nam. Hiện tại, giá phát thải carbon vào khoảng 60 USD/tấn, và một tấn thép sản xuất từ lò thổi (BOF) sẽ thải ra 1,85 tấn CO2.

Bên cạnh đó, thép sản xuất từ lò điện (EAF) chiếm 40% sản lượng thép ở châu Âu và có giá thành sản xuất cao hơn từ 15-20% so với công nghệ BOF. Trong ngắn hạn, chênh lệch giá thép cuộn cán nóng (HRC) giữa EU và Việt Nam ở mức cao khoảng 300-550 USD/tấn có thể mang lại biên lợi nhuận gộp 19-22% trong nửa cuối năm 2021.

Theo VDSC, các nhà xuất khẩu tôn mạ trong nước có thể đối mặt với nhiều thách thức hơn vào năm 2023, do cơ chế biên giới carbon ở EU có thể được áp dụng. Điều này sẽ làm mất khả năng cạnh tranh về giá của Việt Nam. Do vậy, sản lượng xuất khẩu tôn mạ và lợi nhuận sẽ giảm mạnh vào năm 2023.

Với việc kéo dài giãn cách qua đến tháng 9 như hiện tại thì sản lượng tiêu thụ thép xây dựng sẽ ở mức thấp trong những tháng cuối năm. Điều này tác động lên biên lợi nhuận gộp của các doanh nghiệp thép trong quý III.

Nguồn tin: Sài gòn giải phóng