Những lo ngại ngày càng gia tăng trong những tháng gần đây khi cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc vẫn kéo dài. Giá thép đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và các nhà máy hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt để giành được khách hàng cả trong và ngoài nước.
Theo Bloomberg, sự suy thoái của ngành công nghiệp thép Trung Quốc có vẻ sẽ trầm trọng hơn khi các ông lớn như BHP Group Ltd. , công ty khai thác lớn nhất thế giới, và China Baowu Group Ltd. , công ty mua quặng sắt hàng đầu, bày tỏ lo ngại khi nhu cầu giảm dần sau nhiều thập kỷ tăng trưởng.
Trong khi cả BHP và Baowu đều công bố lợi nhuận tương đối khả quan vào thứ Ba (27/8), những bình luận bi quan của họ về triển vọng của thép sẽ làm gia tăng mối lo ngại toàn cầu về tình trạng suy thoái sẽ còn tồi tệ hơn.
Trung Quốc thống trị thị trường thép toàn cầu, nhưng nhu cầu về hợp kim này đã giảm hơn 10% kể từ năm 2020, có khả năng đánh dấu sự kết thúc của một thời kỳ bùng nổ kéo dài đã thúc đẩy lợi nhuận cho các công ty cung cấp quặng sắt lớn như BHP.
Cơ cấu các ngành tiêu thụ thép của Trung Quốc trong năm 2010 và 2023 (Nguồn: Bloomberg, BHP)
Những lo ngại đó càng gia tăng trong những tháng gần đây khi cuộc khủng hoảng bất động sản của Trung Quốc vẫn kéo dài. Giá thép đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm và các nhà máy hiện phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt để giành được khách hàng cả trong và ngoài nước.
Trong báo cáo tài chính của mình công ty Baoshan Iron & Steel cho biết ngành thép đang trong trái thái “nguồn cung dồi dào, nhu cầu yếu, chi phí cao và giá bán thấp”.
“Trong nửa cuối năm, ngành công nghiệp thép sẽ duy trì tình trạng cung vượt cầu và các công ty thép sẽ tiếp tục phải đối mặt với áp lực”, công ty cho biết.
BHP khai thác 260 triệu tấn quặng sắt mỗi năm. Phần lớn quặng sắt của họ được vận chuyển đến Trung Quốc, nơi Baowu, nhà sản xuất thép hàng đầu thế giới, là khách hàng lớn nhất của công ty này.
Cuộc khủng hoảng đang diễn ra đã gây thiệt hại nặng nề cho giá quặng sắt. Giá giao sau của mặt hàng này giảm hơn 25% trong năm nay.
BHP cho rằng sản lượng thép của Trung Quốc đã đạt đỉnh với khoảng 1 tỷ tấn/năm. Mức sản lượng này có thể được duy trì từ nay đến 2029.
Trong bối cảnh đầy thách thức đó, CEO Henry đang chuyển hướng tới tập trung khai thác quặng đồng vì nhu cầu mặt hàng này đang có xu hướng tăng lên trong bối cảnh thế giới đang đẩy mạnh chuyển dịch năng lượng. Ông kỳ vọng nguồn cung đồng sẽ thiếu hụt trong thập kỷ này.
Các nhà phân tích của Citigroup Inc. mới đây cảnh báo rằng biên lợi nhuận nửa đầu năm của Baosteel có khả năng không bền vững trong quý III. Ngân hàng này nhìn thấy rủi ro giảm đối với dự báo thu nhập cả năm của mình.
Tuy nhiên, Baosteel và các công ty quặng sắt lớn vẫn có lợi thế hơn nhiều so với các công ty quy mô nhỏ hơn. Bởi, những công ty lớn thường có chi phí sản xuất thấp, giúp họ vượt qua giai đoạn suy thoái.
Các công ty khai thác có chi phí cao hơn sẽ phải đối mặt với áp lực phải dừng sản xuất khi giá quặng sắt giảm xuống dưới 100 USD/tấn — mức đã bị phá vỡ gần đây. Còn đối với ngành thép Trung Quốc, các công ty nhỏ thường sẽ gánh chịu những tác động tồi tệ nhất của cuộc suy thoái.
Nhà phân tích Michelle Leung của Bloomberg Intelligence nhận định: “Kết quả kinh doanh của Baosteel sẽ vẫn “sáng” nhất trong số các công ty thép dù triển vọng lợi nhuận của ngành nửa cuối năm vẫn đầy thác thức”
Các nhà máy lớn khác của Trung Quốc bao gồm Maanshan Iron & Steel Co. Ltd. và Hesteel Co. Ltd. dự kiến sẽ công bố kết quả kinh doanh nửa đầu năm vào tuần này.
Nguồn tin: Vietnambiz